Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Điểm mặt những bệnh phụ khoa ẩn sau cơn đau lưng

Bình thường, mỗi khi đau lưng, chúng ta thường cho rằng là do đau mỏi cơ, xương. Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng ở nhiều người. Tuy nhiên, một số người bị các bệnh phụ khoa cũng có thể gặp triệu chứng đau lưng. Những bệnh phụ khoa gây đau lưng bao gồm:

đau lưng do bệnh phụ khoaMột số người bị các bệnh phụ khoa cũng có thể gặp triệu chứng đau lưng. Ảnh minh họa

- Bệnh viêm vùng chậu (PID): Viêm vùng chậu có thể gây tổn thương của các cơ quan bên trong khiến cho vùng lưng cùng bị đau. Nếu không được điều trị kịp thời và chính xác, bệnh sẽ gây ra một loạt các biến chứng, chẳng hạn như vô sinh, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu và bệnh viêm vùng chậu mãn tính... 

- U xơ tử cung: U xơ tử cung là khối u lành tính thường gặp nhất ở phụ nữ từ 30-50 tuổi. Những triệu chứng đầu tiên của UXTC là chảy máu kinh bất thường - nặng hơn hoặc kéo dài hơn, giao hợp đau, triệu chứng thiếu máu (do mất nhiều máu kinh); tiểu khó hoặc tiểu lắt nhắt do khối u xơ chèn ép lên bàng quang; tăng áp lực vùng chậu... Bệnh có thể chuyển sang đau vùng chậu mãn tính, cũng có thể gây ra đau thắt lưng.

- Ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa ác tính phổ biến nhất. Khi bị ung thư cổ tử cung, bệnh nhân bị đau lưng là do các tế bào ung thư xâm lấn có thể gây ra tắc nghẽn niệu quản, ứ nước, nhiễm độc. Ngoài ra, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, khối u vùng chậu cũng có liên quan đến các dây thần kinh, đè nén vùng bụng và gây đau thắt lưng.

- Viêm cổ tử cung: Các bệnh lý về âm đạo có thể ăn sâu vào trong cổ tử cung, gây xói mòn cổ tử cung, polyp cổ tử cung. Phụ nữ bị bệnh viêm cổ tử cung ngoài triệu chứng tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng thì còn kèm với đau lưng.



Đau mắt đỏ vào mùa dịch sớm ở miền Bắc

Theo bác sĩ, năm nay dịch đến sớm trong khi hàng năm mùa bệnh vào tháng 9, 10.
Chiều 30/6, tại BV Mắt Trung ương, lượng bệnh nhân đến khám rất đông. Có cả gia đình kéo nhau đến khám bởi bệnh lây lan quá nhanh trong nhà. 
TS Phạm Ngọc Đông, Trưởng Khoa kết giác mạc BV Mắt Trung ương cho biết: "Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng khó chịu ở mắt như chói, cộm, chảy nước mắt, mắt sưng thậm chí sưng đến mức không mở mắt ra được". 
Tiến triển của bệnh thường rất nhanh, buổi sáng mắt chỉ có cảm giác cộm mà tới chiều đã sưng đỏ, người bệnh phải đến viện khám ngay.
Thời tiết nắng nóng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, trong đó có bệnh đau mắt đỏ. Theo BS Đông, thông thường dịch đau mắt đỏ vào mùa tại miền Bắc khoảng tháng 9, 10. Năm nay bệnh đau mắt đỏ vào mùa sớm hơn, tốc độ lây lan cũng nhanh chóng hơn.
dau-mat-2103-1435665897.jpg
Bệnh nhân khám mắt tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Ảnh: Linh Nga.
Thống kê của BV Mắt Trung ương, năm nay từ đầu tháng 6 đến nay số bệnh nhân đến khám và điều trị vì các bệnh lý về mắt gia tăng một cách nhanh chóng. Trong đó 50% bệnh nhân khám đau mắt đỏ, trẻ em chiếm số đông.
Theo BS Đông, trẻ em thường nhạy cảm với các loại virus nói chung, do vậy khả năng bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ sẽ cao hơn. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và các bà mẹ đang trong thời gian cho con bú thì cách phòng ngừa và điều trị khó khăn.
Tại BV Mắt Trung ương, chị Nguyễn Thị Hoài (26 tuổi, trú tại Lĩnh Nam, Hà Nội) đang dỗ dành con gái khóc vì vừa khám đau mắt đỏ. Mắt cháu bé đỏ ngầu và gỉ cả máu ở khóe mắt. Chị Hoài cho biết chị bị lây đau mắt đỏ từ đồng nghiệp, sau đó về lây sang con. 
Chị dùng thuốc kháng sinh đã khỏi, tuy nhiên con gái mới được 7 tháng nên chị chỉ dùng thuốc nhỏ mắt và vệ sinh mắt cho cháu. Cuối cùng bé vẫn bị lây mắt đỏ. Đã mấy ngày trôi qua mà bệnh vẫn không khỏi, sợ để lâu dẫn đến mù lòa nên chị đưa con đến bệnh viện khám. Kết quả mắt con chị có giả mạc, bác sĩ phải bóc lớp giả mạc rồi mới mặc dùng thuốc nhỏ.
Những bà mẹ đang trong thời gian cho con bú được cảnh báo là tình trạng lây bệnh sang con rất dễ dàng. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé cũng như mẹ bị mất sữa, BS Đông khuyến cáo nên lập tức đưa con đến các cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa. Đối với những bà mẹ đau mắt đỏ, viêm loét giác mạc, tắc mạch máu võng mạc... thì phải đi khám bác sĩ để được kê đơn.
Hiện nay, một số loại thuốc được chỉ định có thể sử dụng những bà mẹ đang cho con bú như tobramycine 0,3% (tobrex, toeycine), quinolone (oflovid, okacin, vigamox), neomycine và polymycine B (cebemycine). Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% cũng có tác dụng rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu mắt đang bị cộm rát khó chịu.
Đối với trẻ sơ sinh, người mẹ nên dùng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mắt cho con. Ngoài ra các mẹ không nên tự ý dùng thuốc nhỏ mắt cho con mà nên đưa đến các trung tâm y tế để được tư vấn dùng thuốc. 
Trong thời gian này, mẹ vẫn phải cho con bú đều đặn, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con, tránh tiếp xúc với những nơi đông người. Đặc biệt, không nên dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh dụi mắt, luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo kính râm khi ra đường.
Theo Linh Nga - VnExpress




Những việc bà bầu nên làm khi bị cảm cúm

Các bà bầu cần rất thận trọng xử lý khi có những dấu hiệu cảm cúm, và cũng nên chủ động phòng ngừa nguy cơ bị cúm khi mang thai.

Dùng tỏi trị cảm cúm

Tỏi nếu dùng thường xuyên có tác dụng phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút. Tỏi lại rất an toàn với phụ nữ đang trong thời kỳ bầu bí nên tỏi được khuyên dùng trong các trường hợp cảm cúm ở bà bầu. Cũng nên lưu ý rằng, tỏi có thể làm tăng sự chảy máu nên những người đang dùng thuốc cầm máu cần thận trọng nếu muốn thêm tỏi vào chế độ ăn uống.

Những việc bà bầu nên làm khi bị cảm cúm

Sử dụng nước chanh

Nước chanh có hiệu quả tốt trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Các bà bầu có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong.

Uống lá kinh giới, tía tô

Theo Đông y thì lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết. Khi bị cúm bà bầu có thể sử dụng lá kinh giới để chữa khỏi. Bạn lấy lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống. Hai vị thuốc này sẽ nhanh chóng giúp bà bầu chữa khỏi cảm cúm nhanh nhất.
Ăn cháo trứng nóng
Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng, đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm mà không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe khi mang thai.
Sử dụng muối ăn
Muối ăn được khuyên dùng trong các trường hợp bà bầu bị cảm cúm vì đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Các mẹ bầu có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.

Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam




Bệnh viêm não vào mùa

Thời gian qua, BV Nhi trung ương ghi nhận khoảng 40 trường hợp viêm não, trong đó có 4 ca viêm não Nhật Bản. Tại Khoa Nhi BV Bạch Mai, số trẻ bị viêm não do virus và viêm màng não cũng gia tăng trong nhiều tuần qua. Hiện bệnh viêm não virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và mới chỉ viêm não Nhật Bản là có vắc-xin phòng bệnh.
Tỉ lệ di chứng rất cao
Theo giới chuyên môn, thời kỳ cao điểm của dịch viêm não (khoảng tháng 7), số trường hợp mắc viêm não tại miền Bắc có thể lên tới vài trăm, trong đó có khoảng 15% - 20% là viêm não Nhật Bản. BS Đỗ Thiện Hải, Phó Khoa Truyền nhiễm BV Nhi trung ương, cho biết do diễn tiến của bệnh viêm não nói chung và viêm não Nhật Bản nói riêng thường phức tạp và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên nhiều bệnh nhân đến BV khi đã có biến chứng.
Với viêm não Nhật Bản, thời gian ủ bệnh trong vòng 5-15 ngày. Khoảng thời gian 1-6 ngày sau khi bị virus xâm nhập, bệnh nhân có sốt kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn khan. 
Giai đoạn viêm não cấp tính có biểu hiện sốt cao liên tục 38-400C, đau đầu, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương bị thương tổn như co giật, run giật ở ngón tay, mi mắt. Sau điều trị, bệnh nhân có thể hồi phục nhưng tỉ lệ có di chứng rất cao.
Bệnh nhi viêm não đang được điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh nhi viêm não đang được điều trị tại Khoa Nhi BV Bạch Mai
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi
Với các ca viêm não thông thường, nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể gây tổn thương não. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần lưu ý theo dõi sát sức khỏe của trẻ trong mùa dịch viêm não, giúp trẻ được điều trị kịp thời. 
"Với diễn biến nhanh và nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh viêm não nói chung và viêm não Nhật Bản nói riêng tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với sức khỏe và tính mạng của trẻ nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả" - BS Hải nhấn mạnh.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nhận định trong những tháng hè là mùa cao điểm của bệnh viêm não virus, trong đó có viêm não Nhật Bản, đặc biệt ở những địa phương có dịch lưu hành cao vào những năm trước đây. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. 
Muỗi là trung gian truyền bệnh, chúng hút máu động vật có chứa virus rồi truyền cho người khi đốt. Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao cùng với các dấu hiệu tổn thương hệ thần kinh trung ương (đau đầu, nôn, mất ngủ, quấy khóc, vật vã mê sảng hoặc li bì, co giật, tăng trương lực cơ) thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Di chứng rất nặng nề
Theo BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, từ đầu năm đến tuần 24 của năm 2015, toàn thành phố ghi nhận 73 trường hợp nhập viện do mắc bệnh viêm não, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2014; không ghi nhận ca tử vong nào.
Trong khi đó, ghi nhận tại các BV nhi trên địa bàn TPHCM cho thấy số trẻ nhập viện điều trị bệnh viêm não lại gia tăng. Chỉ riêng tại BV Nhi Đồng 1, những ngày qua có khoảng 10 bệnh nhi nhập viện điều trị, trong đó có một vài trường hợp biến chứng nặng, hôn mê... 
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1, cho biết nếu như 5 tháng đầu năm nay, mỗi ngày trung bình có khoảng 5 bệnh nhi nằm điều trị viêm não thì từ tháng 6 đến nay, con số này đã tăng gấp đôi, trong đó chỉ 1 trường hợp ngụ tại TPHCM, còn lại là từ các tỉnh, thành phía Nam chuyển về.
Theo các chuyên gia y tế, do mùa này thời tiết mưa nắng thất thường, sức đề kháng của trẻ giảm, virus tăng cường hoạt động nên các em dễ mắc bệnh viêm não nhất. Virus viêm não có thể lây lan qua đường ăn uống, hô hấp và do muỗi đốt. 
Tại thời điểm này, trẻ dễ bị mắc bệnh viêm não do muỗi đốt. Đây cũng là thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết lây lan, nếu không lưu ý phòng chống muỗi thì trẻ có nguy cơ bị bội nhiễm cả hai thứ bệnh nguy hiểm.
BS Khanh khuyến cáo bệnh viêm não mặc dù khó có thể bùng phát thành dịch nhưng nếu trẻ mắc bệnh này thì rất nguy hiểm vì ngoài nguy cơ tử vong, bệnh có thể để lại di chứng rất nặng nề như: chậm phát triển, sa sút trí tuệ, tay chân yếu, sống đời thực vật... Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong ở bệnh viêm não là 10% và di chứng nặng là 30%.
Triệu chứng của bệnh viêm não rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm sốt thông thường khác, đó cũng là lý do nhiều bậc cha mẹ thường đưa con đến cơ sở y tế khi bệnh đã trở nặng.
Cần tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ
Trước tình hình bệnh viêm não Nhật Bản, viêm não virus đang vào mùa với nhiều trẻ mắc bệnh, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo cha mẹ cần tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản cho trẻ đầy đủ và đúng lịch. Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Theo Ngọc Dung - Nguyễn Thạnh - Người lao động


Phục hồi vận động sau đột quỵ

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), đột quỵ là "Các dấu hiệu rối loạn chức năng của não (khu trú hoặc toàn thể) phát triển nhanh, kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong, không xác định nguyên nhân nào khác ngoài căn nguyên mạch máu".
Ngày nay, đột quỵ vẫn là một vấn đề thời sự cấp thiết bởi nó ngày càng phổ biến. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 5 triệu người bị đột quỵ. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và để lại nhiều di chứng về tâm thần kinh và là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.
Năm 2005, theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, cả nước có khoảng 5,3 triệu người tàn tật. Trong đó, khuyết tật vận động chiếm tỉ lệ cao nhất 51,9%; khó khăn về học hành chiếm 12,2%; khó khăn về nhìn chiếm 12,2%, khó khăn về nghe nói chiếm 7,6%; rối loạn tâm thần là 9,2% và động kinh chiếm 6,9%.
Vì vậy, việc giúp người bệnh phục hồi vận động sau đột quỵ, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống bình thường được xem là vấn đề vô cùng cấp thiết và quan trọng.
Giai đoạn đầu của bệnh đột quỵ: bệnh nhân được điều trị tích cực tại các đơn vị đột quỵ.
Phục hồi vận động sau đột quỵ
Sau khi thoát khỏi giai đoạn hiểm nghèo, người bệnh sẽ được chăm sóc tại các đơn vị phục hồi chức năng, tại nhà với sự hỗ trợ của gia đình...
Phối hợp Đông và Tây y trong điều trị mang lại nhiều hiệu quả.
Hiện nay, nhiều phương pháp trong điều trị giúp phục hồi vận động sau đột quỵ đã được chứng minh có hiệu quả như:
Y học hiện đại có phương pháp dùng thuốc giúp chống co cứng cơ như: tiêm Botilinum toxin nhóm A.
Phương pháp không dùng thuốc của y học hiện đại gồm: vật lý trị liệu, điện trị liệu, liệu pháp tâm thần, liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp nghề nghiệp...
Y học cổ truyền cũng có nhiều nghiên cứu trong phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ được chứng minh có hiệu quả như: dùng thuốc Hoa đà tái tạo hoàn, Bổ dương hoàn ngũ thang, thể châm, điện châm... 
Đặc biệt, hiện nay, phương pháp châm cứu cải tiến là phương pháp được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong phục hồi vận động cho người bệnh sau đột quỵ. 
Đây là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi tại một số bệnh viện như: Đại học Y Dược TPHCM, Y học cổ truyền TPHCM... đem lại nhiều hiệu quả cho người bệnh sau đột quỵ.
Ngày nay, việc hiểu biết và áp dụng kết hợp các phương pháp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền sẽ giúp bác sĩ có nhiều lựa chọn, góp phần nâng cao hiệu quả phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ.
Theo TS.BS. Trịnh Thị Diệu Thường - Sức khỏe và Đời sống




5 lý do bạn già đi nhanh chóng trong mùa hè và cách phòng tránh

Mùa hè là khoảng thời gian vui với nhiều hoạt động thú vị mà ai cũng mong chờ. Nhưng bạn có biết rằng, đây cũng là những tháng ngày mà bạn dễ bị già đi nhanh chóng nếu không biết cách bảo vệ sức khỏe của mình.

Vì vậy, trước khi bạn đi nghỉ ở bãi biển hay nơi nào đó, hoặc thậm chí chỉ là đi dạo ngoài trời, hãy ghi nhớ 5 nguyên nhân mùa hè khiến bạn già nhanh hơn như dưới đây nhé:

1. Ánh mặt trời có thể làm cho da bạn lão hóa

lý do bạn già đi nhanh chóng trong mùa hè 1

Theo một cuộc thăm dò, chỉ có khoảng 30% phụ nữ ở Mỹ cho biết họ dùng kem chống nắng hàng ngày. Và những người không dùng kem chống nắng thường vin vào lý do họ làm việc trong văn phòng nên không cần. 

Theo Tổ chức Ung thư Da, tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời chính là một nguyên nhân khiến da bạn bị lão hóa. Tia UVA chính là "thủ phạm" dẫn đến tình trạng này. Nó phá vỡ collagen và các cấu trúc sợi trong làn da, dẫn đến xuất hiện nếp nhăn và các đốm đồi mồi. Trong thực tế, 80% các dấu hiệu lão hóa trên khuôn mặt bạn là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra.

Nếu bạn cho rằng không cần bôi kem chống nắng vì ở trong nhà cả ngày thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Hãy nhớ, để bảo vệ da thì dù chỉ đi bộ ra chỗ để xe bạn cũng có thể bị tia UV tác động, thậm chí hôm đó là một ngày đầy mây, không nắng. 

Giải pháp cho bạn là luôn dùng kem chống nắng hàng ngày. Tốt nhất, bạn hãy chọn loại kem chống nắng có độ SPF cao để bảo vệ da tốt hơn.

2. Điều hòa nhiệt độ có thể làm da bạn bị khô

lý do bạn già đi nhanh chóng trong mùa hè 2

Sử dụng điều hòa làm cho bầu không khí bị khô, khiến da bạn bị mất nước và khô đi. Tiếp xúc với môi trường điều hòa kéo dài dễ gây bong da và ngứa. Điều này còn tồi tệ hơn nếu bạn ngồi gần lỗ thông hơi. Bên cạnh đó, việc di chuyển từ môi trường điều hòa ra nơi không có điều hòa có thể dẫn đến thay đổi nhiệt độ đột ngột, gây kích ứng da, làm cho các bệnh về da như eczema và bệnh vẩy nến nặng hơn.

Bạn hãy khắc phục điều này bằng cách uống đủ nước để giữ cho cơ thể không bị mất nước, tránh sốc nhiệt khi chuyển từ phòng có điều hòa sang không gian không có điều hòa và ngược lại. 

3. Ánh mặt trời và việc bơi lội có thể làm hỏng mái tóc của bạn

lý do bạn già đi nhanh chóng trong mùa hè 3

Chlorine trong nước bể bơi và ánh nắng mặt trời là những "thủ phạm" phổ biến gây hại cho tóc của bạn vào mùa hè. Với mái tóc bị "tàn phá", bạn dễ dàng trở nên trông già hơn hẳn so với tuổi. Giống như tác động trên da, ánh mặt trời phá vỡ cấu trúc và lớp biểu bì của tóc, khiến tóc khô, chẻ ngọn... Tương tự như vậy, nếu bạn thường xuyên đi bơi, nước bể bơi sẽ làm cho tóc bạn bị khô cứng và yếu đi.

Hãy bảo vệ và tạo điều kiện cho mái tóc của bạn được nghỉ ngơi trong mùa hè bằng cách đội mũ khi ra ngoài trời và đội mũ bảo vệ tóc khi đi bơi. Bên cạnh đó, tránh lạm dụng các biện pháp dùng nhiệt đối với tóc để có mái tóc chắc khỏe.

4. Nheo mắt trong ánh nắng mặt trời là thủ phạm gây ra nhiều nếp nhăn quanh mắt

lý do bạn già đi nhanh chóng trong mùa hè 4

Những nếp nhăn, vết chân chim sẽ xuất hiện quanh mắt bạn nhanh hơn nếu bạn không biết cách bảo vệ đôi mắt của mình trong mùa hè. Bất kỳ biểu hiện gì lặp đi lặp lại trên khuôn mặt bạn có thể hình thành các nếp nhăn, ví dụ như khi bạn cười, nheo mắt vì nắng... 

Vì vậy, khi đi ra ngoài trong ánh mặt trời, hãy đeo kính chống tia UV vừa để bảo vệ mắt, tránh nheo mắt để giảm thiểu các nếp nhăn.

5. Đi dép xỏ ngón có thể làm tổn thương chân bạn

lý do bạn già đi nhanh chóng trong mùa hè 5

Mùa hè, nhiều người thích đi dép xỏ ngón vừa là cho mát mẻ vừa là để khoe chân xinh. Nhưng bạn có biết rằng, đi dép xỏ ngón liên tục trong thời gian dài và trên quãng đường dài có thể dẫn đến các vấn đề ở chân như: viêm gân, ngón chân hình bía, đau đầu gối, mắt cá chân... Đó là bởi vì dép xỏ ngón không có các phần nâng đỡ bàn chân nên chân bạn sẽ không thoải mái.

Ngoài ra, dép xỏ ngón không che được nhiều vùng da ở chân nên da chân bạn có nhiều nguy cơ bị cháy nắng, viêm da do tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời.

Cách khắc phục đơn giản nhất là hạn chế đi dép xỏ ngón nhiêu nhất có thể. 

Theo Tr.Thu - Trí thức trẻ

Nắng nóng, dự phòng bệnh dại

Hiện nay đang vào mùa nắng nóng, đã xảy ra bệnh dại ở người do chó dại cắn ở một số địa phương và đã có trường hợp bị tử vong do việc xử trí không phù hợp, kịp thời. Vì vậy, cộng đồng người dân và cả cơ sở y tế không nên chủ quan, cần biết nguyên tắc điều trị dự phòng cần thiết.
Nắng nóng, dự phòng bệnh dại
Lời khuyên của thầy thuốc
Cần lưu ý rằng, các vết thương do những động vật hoang dại cắn cũng phải xử trí điều trị dự phòng như đối với trường hợp bị chó cào cắn. Khi bị các động vật hoang dại cắn, cần bắt ngay con vật để làm xét nghiệm; khi có kết quả âm tính đối với bệnh dại thì có thể dừng việc điều trị dự phòng. Nếu vết thương do các loại động vật gặm nhấm, gia súc khác cắn thì cơ sở y tế có thể xem xét chỉ định việc tiêm vắc-xin phòng dại mà không cần tiêm huyết thanh kháng dại.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong điều trị dự phòng bệnh dại, việc chỉ định dùng vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại phải căn cứ theo tình trạng của con chó, hoàn cảnh bị chó cào cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh, vị trí, số lượng, mức độ vết cào cắn và tình hình bệnh dại xảy ra tại địa phương. Đối với những người chưa được tiêm vắc-xin, việc chỉ định điều trị dự phòng bệnh dại cần phải dựa vào phân loại vết thương do chó cào cắn một cách cụ thể để có xử trí phù hợp. Tình trạng tiếp xúc với chó hoặc do bị chó cào cắn được phân chia làm 3 mức độ, từ bình thường đến nặng.
Mức độ 1
Đây là mức độ khi cơ thể không bị tổn thương, người chỉ tiếp xúc với chó bằng động tác sờ mó, vuốt ve; cho chó ăn, để chó liếm trên phần da lành không bị vết xước, vết cào thì không cần xử trí điều trị dự phòng.
Mức độ 2
Được phát hiện khi bị chó cào cấu gây thương tổn với vết xước, vết cào; để chó liếm trên phần da và niêm mạc bị tổn thương. Nếu tại thời điểm bị cào cấu, chó ở trong tình trạng bình thường kể cả chó đã được tiêm phòng dại thì phải điều trị dự phòng bằng cách tiêm ngay vắc-xin phòng dại và trong vòng 10 ngày, sau đó tình trạng chó vẫn ở tình trạng bình thường thì dừng tiêm vắc-xin sau ngày thứ 10. Nếu tại thời điểm bị chó cào cấu phát hiện có vết xước, vết cào và chó ở trong tình trạng bình thường kể cả chó đã được tiêm phòng dại nhưng trong vòng 10 ngày sau đó con chó bị ốm, có xuất hiện triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được thì ngay từ đầu phải điều trị dự phòng bằng cách tiêm ngay vắc-xin dại và tiêm đủ liều. Khi tại thời điểm bị chó cào cấu có vết xước, vết cào; chó đã có triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được tình trạng thì ngay từ đầu phải điều trị dự phòng bằng cách tiêm ngay vắc-xin phòng dại và tiêm đủ liều.
Nắng nóng, dự phòng bệnh dại
Mức độ 3
Đây là mức độ nặng xảy ra khi nạn nhân có những tổn thương do vết cắn, vết cào nguy hiểm.
Nếu vết thương do chó cắn hay cào gây chảy máu ở vùng xa thần kinh trung ương nhưng tại thời điểm bị cắn hay cào; con chó ở tình trạng bình thường thì phải điều trị dự phòng bằng cách tiêm ngay vắc-xin phòng dại và theo dõi 10 ngày sau đó chó vẫn ở tình trạng bình thường thì có thể dừng tiêm vắc-xin sau ngày thứ 10. Nếu tại thời điểm bị chó cắn hay cào, con chó ở tình trạng bình thường nhưng trong vòng 10 ngày sau đó chó bị ốm, có xuất hiện triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được thì ngay từ đầu phải điều trị dự phòng bằng cách phải tiêm ngay vắc-xin phòng dại và tiêm đủ liều. Khi tại thời điểm bị chó cắn hay cào, con chó có triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được tình trạng thì phải điều trị dự phòng ngay từ đầu bằng cách tiêm ngay huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng dại.
Nếu vết thương do chó cắn hay cào gây tổn thương sâu, có nhiều vết thương; vết cắn, vết cào gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ hay ở vùng có nhiều dây thần kinh như các đầu chi, bộ phận sinh dục nhưng ở thời điểm bị cắn hay cào chó ở trong tình trạng bình thường, có triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được thì phải điều trị dự phòng ngay từ đầu bằng cách tiêm ngay huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng dại.

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH



Nắng nóng, viêm họng mạn dễ tái phát

Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống. Vì vậy có thể nói là nơi rất thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai, virut và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Viêm họng mạn tính là một bệnh thường gặp, nam mắc nhiều hơn nữ.
Để điều trị viêm họng mạn tính, ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong...
Để điều trị viêm họng mạn tính, ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong...
Tại sao hay bị viêm họng?
Có rất nhiều nguyên nhân thuận lợi dẫn đến viêm họng như:
Nhiễm khuẩn tái phát đi tái phát lại của vùng mũi họng: như viêm mũi mạn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lympho ở thành họng.
Viêm amidan mạn tính và nhiễm khuẩn răng lợi cũng là nguyên nhân gây viêm họng mạn tính và gây nên thường xuyên đau họng.
Do thở bằng miệng: Không khí thở trực tiếp vào miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ làm nhiễm khuẩn họng. Nguyên nhân thở bằng mồm thường là: Tắc mũi: do polyp mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, quá phát cuốn mũi, vẹo vách ngăn mũi hoặc u vùng mũi. Tắc ở vùng vòm họng: do u vòm hoặc VA quá phát. Do vẩu răng, làm môi khép không kín. Do thói quen thở bằng mồm không rõ nguyên nhân.
Do các kích thích mạn tính như: hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, thức ăn cay nóng nhiều.
Môi trường ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm họng mạn
Môi trường ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm họng mạn
Do ô nhiễm môi trường: khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp cũng gây viêm họng mạn tính.
Nhận biết dễ hay khó?
Y học chia bệnh viêm họng mạn tính thành 4 thể:
Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần: niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
Viêm họng mạn tính xuất tiết: thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.
Viêm họng mạn tính quá phát: niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dãy gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”. Thể này gọi là viêm họng hạt.
Viêm họng teo: niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.
Bệnh viêm họng mạn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi.
Điều trị thế nào?
Để bệnh diễn tiến tốt hơn, bệnh nhân viêm họng mạn tính cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA nếu có. Giảm bớt các kích thích như hút thuốc lá, uống rượu, đồ ăn cay. Nên đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hóa chất. Tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng. Giữ ấm vùng cổ, ngực. Thay đổi điều kiện khí hậu, môi trường sinh hoạt làm việc nếu có thể. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nên uống nước ấm, bổ sung thêm vitamin C, A, D.
Người bị viêm họng mạn tính nên bổ sung thêm vitamin A, C và D.
Người bị viêm họng mạn tính nên bổ sung thêm vitamin A, C và D.
Cùng với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần nhỏ mũi, rửa mũi ngày 2 - 3 lần. Khí dung họng theo chỉ định của bác sĩ. ở thể viêm họng xuất tiết có thể súc họng bằng dung dịch kiềm như nước muối nhạt, chấm glycérine iode. Trường hợp viêm họng quá phát cần phải đốt các hạt quá phát. Trường hợp viêm họng teo: phải bôi họng, súc họng bằng các thuốc kích thích (loại có iốt loãng, thuốc dầu), nước khoáng. Nếu có nhiều nhầy dính ở thành sau họng thì rửa bằng dung dịch borat (bô-rát) Na 1% cho hết vẩy, bôi họng và khí dung.

Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong...



Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong. Do đó chúng ta cần hiểu được trong điều kiện, hoàn cảnh nào con người dễ bị say nắng, say nóng để phòng tránh và cách xử trí khi có người bị say nắng, say nóng, nhất là trong điều kiện thời thời tiết hiện nay theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa hè năm nay sẽ có từ 5 - 7 đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 41 - 42oC.
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Cần trang bị thiết bị chống nắng khi làm việc ngoài trời nắng để phòng say nắng, say nóng.
Nguyên nhân
Say nắng: Khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. Như vậy say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.
Say nóng: Là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Ánh nắng mặt trời và sức nóng là 2 tác nhân vật lý có thể gây stress với cơ thể. Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức (hầm lò, trong phòng kín...), hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài)... sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó trong say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.
Biểu hiện khi bị say nắng, say nóng
Một đặc điểm chung là cả say nóng và say nắng đều dẫn đến một tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, hiện tượng này nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...
Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.
Cách xử trí
Trước một trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế:
- Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.
- Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.
Một điều quan trọng là phải có các biện pháp dự phòng say nắng, say nóng. Đó là không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Uống đầy đủ nước khi trời nóng hoặc lao động nặng. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,… Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.
BS. Đỗ Quốc phong(Khoa HSCC-BV E TW)



Răng khôn khi nào phải nhổ?

Răng khôn hay còn gọi là răng hàm lớn thứ ba là răng mọc muộn nhất vào lúc 18 đến 25 tuổi. Chính vì răng này mọc vào tuổi trưởng thành nên người ta hay gọi là “răng khôn” chứ không phải là răng có khả năng giúp cho sự trưởng thành của con người.
Khi răng khôn mọc thường gây ra những biến chứng như: đau, viêm tổ chức phần mềm quanh răng khôn, viêm xương và màng xương, viêm hạch – áp xe hạch dưới hàm, làm tổn thương răng số 7 bên cạnh, nang xương hàm dưới… Do vậy, trên thực tế nhiều bệnh nhân phải can thiệp nhổ bỏ răng khôn.
Răng khôn khi nào phải nhổ?
Ngày nay, dù kỹ thuật nhổ răng khôn đã được cải thiện rất nhiều, rút ngắn thời gian mỗi ca nhổ, ít gây chảy máu trong và sau nhổ, bệnh nhân không đau khi nhổ răng, can thiệp mở xương tối thiểu do răng đã được cắt và chia nhỏ hợp lý. Nhưng nhổ răng khôn vẫn là một thách thức, là một kỹ thuật khó đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề vững vàng, nắm vững quy trình các bước kỹ thuật, có sự chuẩn bị đầy đủ cho bệnh nhân (thăm khám kỹ, chỉ định nhổ răng đúng, làm các xét nghiệm cần thiết, chụp phim XQ răng miệng) trợ thủ và dụng cụ trang thiết bị cần thiết.
Trên thực tế chúng tôi gặp rất nhiều bệnh nhân sợ nhổ răng khôn vì họ cho rằng nhổ răng khôn rất đau, biến chứng về thần kinh... chính vì vậy làm cho răng khôn gây ra nhiều biến chứng nặng nề ở các giai đoạn bệnh khác nhau và ở nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt hay gặp ở tuổi từ 30 đến 40 tuổi.
Đã có nhiều thống kê chỉ ra rằng nên nhổ răng khôn vào “tuổi vàng” từ 18 đến 20 tuổi là tốt nhất, sở dĩ như vậy là khi bệnh nhân được khám định kỳ và chụp phim Xquang răng miệng người thầy thuốc phát hiện được răng khôn mọc bất thường có nguy cơ biến chứng, để phòng những nguy cơ này cần phải nhổ răng khôn sớm. Vì ở lứa tuổi này răng khôn mới mọc, chưa hoặc ít gây biến chứng và cơ thể chúng ta khỏe mạnh, xương ở răng đang phát triển nên dễ nhổ răng hơn, lành thương sau nhổ răng nhanh.

TS. Nguyễn Phú Thắn



6 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đã “xuống cấp”

Các bác sĩ khuyến cáo bạn hãy lưu ý đến những dấu hiệu cơ bản về sức khỏe dưới đây để kịp thời khắc phục sự “xuống cấp” của cơ thể.
TS. Vũ Thị Thanh Huyền, Phó trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, BV Lão khoa Trung ương cho biết, vấn đề sức khỏe xuống dốc là điều thường gặp. Nhiều người ăn uống đầy đủ, vận động thường xuyên nhưng sức khỏevẫn suy giảm, đó cũng không phải điều quá lạ nhất là ở độ tuổi từ 50 trở đi. Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là:
1. Giảm các hoạt động thể lực, giảm sức nắm của tay
6 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đã “xuống cấp”
2. Thở dốc, khó thở nếu gắng sức khi leo cầu thang, lên dốc, xách đồ nặng
6 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đã “xuống cấp”
3. Hay mệt mỏi trong người, hay bị nhức đầu, chóng mặt, trí nhớ suy giảm, dễ bị cảm lạnh, ho khi thay đổi thời tiết
6 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đã “xuống cấp”
4. Hay bị đau nhức ở vùng cơ xương khớp, đau lưng
6 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đã “xuống cấp”
5. Dễ nhận thấy nhất là tình trạng ăn khó tiêu, chán ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa
6 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đã “xuống cấp”
6. Sụt cân không chủ ý
6 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đã “xuống cấp”
Theo các bác sĩ, một trong những nguyên nhân chính là do thiếu hụt dinh dưỡng cân đối và hợp lý phù hợp với độ tuổi. Đó là do việc ăn uống hàng ngày có thể không cung cấp đủ dinh dưỡng (do ăn theo thói quen, ăn ít hơn) và do khả năng hấp thu kém đi khiến cơ thể không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết (ví dụ phần lớn người Việt Nam thiếu đạm, thiếu 1 số vitamin và khoáng chất, chất xơ…)

TS. Thanh Huyền khuyến cáo, để duy trì sức khỏe tốt cần phải chăm sóc tốt sức khỏe qua chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng, vận động hợp lý và khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm bệnh. Hoạt động vận động cần phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân, nên vận động 30 phút/ngày, 150 phút/tuần và tăng dần cường độ vận động.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Justin Bieber, Gold Price in India