Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Những tín hiệu cho thấy gan bạn đang trong tình trạng cần "cấp cứu"

Trong y học, gan là trung tâm điều tiết huyết dịch và trao đổi chất của cơ thể. Trong cuộc sống hiện đại, những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân gây ra các bệnh về gan ngày càng cao. Đừng lơ là, hãy lắng nghe xem có phải gan của bạn đang “kêu cứu” hay không nhé.

dấu hiệu bạn mắc các bệnh về gan 1Ảnh minh họa

Những tín hiệu cho thấy gan bạn đang trong tình trạng cần “cấp cứu”
 
1. Dễ say

Có những người bình thường tựu lượng rất cao, nhưng đột nhiên rơi vào tình trạng vừa uống một chút đã cảm thấy “say rồi”. Hiện tượng này chính là lời cảnh báo chức năng gan của bạn đang đi xuống. Gan bị tổn thương không thể hoàn toàn phân giải được cồn có trong rượu.

2. Mụn mọc nhiều

Estrogen trong cơ thể người có tác dụng thúc đẩy bài tiết mỡ dưới da. Còn gan lại có thể phá hủy estrogen, điều tiết cân bằng của nguyên tố này. Vì vậy, chức năng gan giảm xuống sẽ khiến cho mỡ dưới da tăng lên, làm cho mụn mọc nhiều hơn.

3. Vết thương dễ nhiễm trùng, lên mủ

Gan có tác dụng vô cùng quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu chức năng gan bị tổn thương, sự tái sinh của da sẽ gặp trở ngại. Ngoài ra, chức năng giải độc của gan thấp đi cũng khiến cho các vết thương dễ nhiễm khuẩn hơn.

4. Mũi đỏ

“Mũi đỏ” chính là hiện tượng các mạch máu lỗ chân lông ở phần chóp mũi bị giãn rộng tạo nên. Tuy mũi đỏ không nhất định là điềm báo gan bị tổn thương, nhưng nếu phụ nữ trong thời kỳ chức năng gan giảm đi và Estrogen rối loạn sẽ dễ xuất hiện tình trạng “mũi đỏ”.

5. Sắc mặt sạm đen

Gan có tác dụng quan trọng trong việc trao đổi sắt, bình thường trong gan luôn có thành phần sắt. Khi tế bào gan bị phá hủy, sắt trong gan sẽ lưu thông vào mạch máu khiến thành phần sắt trong máu tăng lên, gây ra hiện tượng sắc mặt hóa đen. Triệu chứng này dễ xảy ra ở nam giới và nữ giới sau thời kỳ mãn kinh.

dấu hiệu bạn mắc các bệnh về gan 2
Ảnh minh họa

Làm sao để bảo vệ gan?

1. Kết thân với thực phẩm màu xanh

Các loại rau xanh như cần tây, cải cúc, bó xôi… đều là những mỹ vị nên có trên bàn ăn. Những thực phẩm này đa phần đều đi vào gan. Khi miệng khô và đắng, nếu không phải do huyết hư tạo nên thì có thể dung thêm dưa chuột, đậu xanh để thanh giải độc cho gan.

2. Ngủ sớm để dưỡng gan

Giấc ngủ ban đêm rất quan trọng để máu trở về gan. Theo đông y, từ 23 giờ đêm đến 3 giờ sáng là thời gian tuần hòan của gan. Vì vậy bạn nên ngủ sớm, đặc biệt là đảm bảo giấc ngủ trong thời gian này để có lợi cho việc bảo vệ gan. Người mắc bệnh gan càng nên lưu ý giấc ngủ, giúp máu trở về gan thuận lợi, thúc đẩy tốt cho hiệu quả điều trị của thuốc. Phụ nữ thường thức đêm sẽ khiến âm huyết bị thiếu hụt, tạo nên sắc mặt nhợt nhạt, hay nằm mộng, lượng kinh nguyệt ít.

3. Giữ điềm tĩnh để gan được “an”

Giận dữ có thể tổn thương gan, vì vậy nên giữ tâm trạng luôn thoải mái để gan được bảo vệ tốt hơn. Muốn điều chỉnh tâm trạng cần phải kiên trì và có phương pháp. Hít thở sâu, yoga hay thiền đều là những thói quen tốt giúp bạn luôn ở trạng thái điềm tĩnh, cân bằng áp lực.

4. Bổ thận cũng là dưỡng gan

Thận và gan có cùng “nguồn” là xét theo mặt phong thủy ngũ hành thì Thủy có thể sinh Mộc. Do vậy, mè đen bổ thận cũng có thể dưỡng gan.

5. Ăn uống thanh đạm, hạn chế đồ cay

Vị cay tổn thương máu huyết. người bệnh gan không nên ăn quá cay, quá mặn. Các sản phẩm từ đậu cũng nên dùng thận trọng. Tuy bản thân đậu có thể bổ thận, cũng tức là bổ gan nhưng đồng thời cũng tăng áp lực cho gan hơn, do đó không nên dùng nhiều là vậy.

6 bí quyết giúp ruột luôn khỏe

Là cơ quan tiêu hóa nằm giữa dạ dày và hậu môn, ruột tiếp nhận và xử lý thức ăn đã được dạ dày "sơ chế", hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn để nuôi cơ thể, đồng thời loại bỏ chất thải. Với lượng thức ăn khổng lồ chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày, ruột là một trong những cơ quan hoạt động vất vả nhất bên trong cơ thể. Bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho ruột bằng những bí quyết sau:
1. Không hút thuốc lá
"Thuốc lá tác động rất lớn đến sức khỏe của ruột vì chúng làm thay đổi thành phần của các vi sinh vật sống trong ruột", theo BS Gil Kaplan, chuyên khoa dạ dày - ruột thuộc trường ĐH Calgary, Canada. "Nếu bạn hút thuốc lá và có nguy cơ dễ mắc bệnh Crohn, căn bệnh này sẽ phát triển rất nhanh".
2. Tập thể dục thường xuyên
Sự năng động sẽ giúp cơ thể đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, vì vậy, nếu tập thể thao thường xuyên, bạn hầu như rất ít bị táo bón.
3. Bổ sung nhiều vitamin D hơn
Tình trạng thiếu hụt vitamin D được cho là có liên quan đến sự phát triển của những căn bệnh có liên quan đến ruột. Hãy bổ sung thêm loại vitamin này cho cơ thể bằng cách tiếp xúc với ánh nắng, tiêu thụ sữa và những sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng đã nấu chín, cá hồi, cá thu, dầu gan cá thu hay thuốc bổ sung vitamin D.
4. Tránh sử dụng kháng sinh khi không cần thiết
Kháng sinh được kê đơn nhằm điều trị những căn bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm trùng đường tiểu, đau họng cấp tính và ho gà nhưng chúng không thể trị được những loại vi-rút gây bệnh cảm hay cúm. Ngay cả khi được sử dụng đúng cách thì kháng sinh vẫn có thể tiêu diệt các lợi khuẩn sống trong ruột của bạn.
5. Tăng cường thêm chất xơ
Ăn từ 25g - 38g chất xơ mỗi ngày có thể phòng tránh mọi rắc rối có liên quan đến ruột. Những thực phẩm giàu chất xơ như quả mâm xôi, lê còn nguyên vỏ, ngũ cốc còn nguyên cám, đậu lăng nấu chín, đậu Hà Lan và bông át-ti-sô luôn cung cấp ít nhất 4g chất xơ cho mỗi khẩu phần ăn.
6. Bổ sung thêm probiotic theo chỉ định của bác sĩ điều trị
Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ nếu như bạn thấy mình cần bổ sung thêm các loại thuốc cung cấp probiotic nhằm khôi phục lại lượng lợi khuẩn hiện diện trong ruột.


Xuất huyết tiêu hóa đe dọa tính mạng bệnh nhân

Xuất huyết tiêu hóa (hay còn gọi là chảy máu tiêu hóa) là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra.

Chảy máu có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa từ miệng tới thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn.
Mức độ mất máu có thể nhẹ tới vừa, thậm chí nhiều trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nghiêm trọng đe dọa tới tính mạng bệnh nhân. 
Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Xác định vị trí chảy máu rất quan trọng. Có nhiều bệnh lý khác nhau gây xuất huyết ở đường tiêu hóa .

Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều phương pháp khác nhau đặc biệt là các kỹ thuật nội soi điều trị giúp chẩn đoán và xử trí kịp thời nhiều trường hợp xuất huyết tiêu hóa rất có hiệu quả.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa
BS Vũ Đức Chung - Chủ nhiệm khoa nội tiêu hóa A3, Bệnh viện 354 khuyến cáo, bệnh nhân khi bị xuất huyết tiêu hóa thường rất dễ nhận biết bởi các biểu hiện đặc trưng như mệt mỏi, chán ăn, vàng mắt, vàng da, nôn ra máu rất nhiều, đi đại tiện ra máu, đại tiện phân đen như bã cà phê. 
Mức độ mất máu có thể nhẹ tới vừa, thậm chí nhiều trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.
Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ đại tiện phân đen 2 - 3 lần trong ngày người mệt mỏi vã mồ hôi, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, vật vã, có khi ngất xỉu, mạch nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh nếu không cấp cứu sẽ nguy hiểm đến tính mạng. 
Người bệnh nên đi khám sớm để được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn, điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Có nhiều nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa. Ở dạ dày, các nguyên nhân gây viêm loét như: rượu, xoắn khuẩn Helocobacter pylori, aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau, stress… hoặc các bệnh lý ác tính như ung thư dạ dày đều có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Ở ruột, loét thành tá tràng là nguyên nhân rất thường gặp gây xuất huyết.
Chảy máu do xuất huyết tiêu hóa nhiều khi thường bị nhầm lẫn với chảy máu do trĩ, bệnh polyp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, các bệnh lý khác như viêm loét đại trực tràng. Vì vậy, khi thấy hiện tượng bất thường, bệnh nhân cần đi khám để xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời.
Cách phòng bệnh xuất huyết tiêu hóa:
- Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá quá nhiều, đặc biệt là các loại rượu mạnh.

- Không dùng các thuốc và thức ăn có hại cho dạ dày. Nên ăn tăng cường chất xơ và rau qủa để dạ dày hoạt động tốt hơn.

- Nên có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

- Đối với những bệnh nhân đang trong thời gian điều trị xuất huyết tiêu hóa cần dùng các thức ăn mềm, ăn thành nhiều bữa từ 4 - 5 bữa/ ngày.

- Nên ăn nhiều đồ ăn chứa tinh bột và chất khoáng như: cơm, mỳ, khoai và nhiều loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, giảm huyết áp ở người bệnh. Trung bình một quả chuối có 400mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng.

- Tránh ăn thức ăn lên men chua, ăn nhiều muối, đồ cay nóng và nước ngọt có gas gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc tiêu hóa, làm giảm chức năng gan, thận tăng nguy cơ của bệnh.

- Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho cỗ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa và cơ thể nên dừng ở 30 - 35 Kcal/ kg cân nặng/ ngày.
Khi bệnh nhân bị xuất huyết, tùy theo mức độ và nguyên nhân mà có phương án điều trị thích hợp, nhưng trước hết phải theo những mục tiêu chung: chống sốc, cầm máu, khôi phục lưu lượng tuần hoàn, điều trị triệu chứng, điều trị theo nguyên nhân.
Việc điều trị xuất huyết tiêu hóa phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ, nguyên nhân, vị trí chảy máu… Ngoài việc điều trị triệu chứng, cần ổn định các chức năng sống khi bị mất máu nặng, kết hợp dùng các thuốc co mạch, giảm tiết, kháng sinh… 
Bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi can thiệp, qua đó rất nhiều trường hợp xuất huyết đã được xử lý tốt như: xử trí xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày- tá tràng, xử lý giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su…

Ở nước ta hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được thủ thuật này. Việc điều trị nội khoa đặc hiệu, làm thủ thuật hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa có thể được chỉ định khi có sự cân nhắc của thầy thuốc chuyên khoa.


Giảm cân an toàn, nhanh chóng bằng cách hít thở đúng

Theo các chuyên gia, chỉ cần 15 phút hóp mở bụng thường xuyên lên xuống đều nhịp sẽ giúp các vùng cơ ở phần bụng được vận động nhiều hơn bình thường, tác động đến các vùng mỡ thừa làm tiêu hao những phần năng lượng tích tụ ở đây. 

Ngoài tác dụng giảm cân an toàn, việc hít thở còn có tác dụng trong việc thúc đẩy lưu thông máu, giúp bạn có một tinh thần tỉnh táo.
Giam can an toan, nhanh chong bang cach hit tho dung
Bên cạnh ăn kiêng và tập thể dục, thở đúng cách góp phần không nhỏ trong việc loại bỏ mỡ thừa
Bài 1 - Thở sâu, thư giãn. Thực hiện bài tập này tuyệt đối không ngồi lắc lư mà cần điều chỉnh sao cho cột sống luôn được giữ thẳng bằng cách nằm ngửa, ngồi hoặc đứng.

Khi bắt đầu, thở nhẹ để đẩy hết khí trong phổi rồi tiến hành hít sâu qua mũi trong khoảng thời gian đếm từ 1 - 6; dừng lại một chút mới nhẹ nhàng thở ra với tốc độ tương tự.
Thực hiện bài tập này 10 lần mỗi tối hoặc bất kỳ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng, quá tải với công việc.
Bài 2 - Thở sâu, tiêu hao năng lượng. Cũng giống như bài tập đầu tiên, khi bắt đầu cần thở nhẹ để đẩy hết khí trong phổi ra rồi bắt đầu hít sâu qua mũi trong thời gian đếm từ 1 - 6. 

Bạn có cảm giác như phổi đang căng tràn khí song tuyệt đối không thở ra ngay tức khắc mà giữ như vậy trong thời gian đếm từ 1 - 8.
Bài tập này đòi hỏi bạn phải thở ra bằng miệng trong thời gian đếm từ 1 - 12. Để đảm bảo thở trong thời gian như vậy, bạn chỉ nên hé môi để đẩy không khí ra một cách chậm chạp.
Sau khi thở ra, không hít vào ngay lập tức mà cần giữ trong thời gian đếm từ 1 - 8. Theo các chuyên gia, mỗi lần thực hiện chừng 10 lần sẽ mang lại tác dụng như mong đợi. Tư thế phù hợp là ngồi hoặc đứng sao cho lưng luôn được giữ thẳng.
Bài tập 3. Nằm ngửa, duỗi thẳng chân và tay, đặt một quyển sách lên bụng. Đầu tiên, đẩy toàn bộ khí trong phổi ra bằng cách thở ra nhẹ nhàng rồi hít một hơi căng bụng, sao cho quyển sách nâng cao hết mức có thể. Tiếp tục thở nhẹ ra, ép quyển sách xuống thấp hết mức có thể. Lặp lại 20 lần.
Bài tập 4. Người tập cần giữ đầu gối và bàn tay trên mặt đất sao cho thật thoải mái. Bước đầu đẩy không khí trong phổi, bụng ra bằng cách thở nhẹ. 

Để bài tập có tác dụng, bạn tuyệt đối không hít thở ngay lập tức mà giữ nguyên trong vòng 10 giây. Cứ như vậy, lặp đi lặp lại nhiều lần; dần dần tăng nhịp thở để có được tác dụng giảm cân.

Phát hiện sóng siêu âm có thể chữa lành vết thương

Nghiên cứu cho thấy sóng siêu âm giúp chữa lành các vết thương một cách nhanh chóng, nhất là những vết thương sau khi mổ, chấn thương vùng xương, viêm hay lở loét... những vết thương này còn gọi là vết thương mãn tính, rất lâu lành và thường xuyên bị nhiễm trùng.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp điều trị sóng siêu âm trên động vật và cho thấy thời gian chữa lành vết thương bằng sóng siêu âm nhanh hơn gấp ba lần so với bình thường.
Chuyên gia cũng cho biết những kết quả nghiên cứu ban đầu khá ấn tượng nhưng vẫn cần phải thử nghiệm trên người để có kết quả chính xác.
 - 1Nghiên cứu thành công sử dụng sóng siêu âm điều trị các vết thương mãn tính, vết thương nhiễm trùng
Sóng siêu âm có âm thanh tần số cao, làm rung động các tế bào bên trong và xung quanh vết thương. Qúa trình này làm gắn liền các vết thương và đẩy nhanh quá trình làm lành các tế bào bị tổn thương.
Các nhà nghiên cứu tiến thí nghiệm nghiên cứu trên hai con chuột, thời gian chữa lành vết thương cho hai con chuột này đã giảm từ 9 ngày xuống chỉ còn 6 ngày.
Báo cáo thí nghiệm cũng cho thấy sóng siêu âm phục hồi sức khỏe cho những người trẻ tuổi nhanh hơn những người già và người mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên TS Mark Bass, một trong số những nhà nghiên cứu cho biết, hiện nay mới thử nghiệm sóng siêu âm trong quá trình chữa trị vết thương mãn tính và nhiễm trùng. Sóng siêu âm giúp làm giảm thời gian chữa trị, đó là lý do sóng siêu âm sẽ là một phương pháp điều trị hấp dẫn các y bác sĩ trong tương lai.
Sóng siêu âm chỉ đơn giản là làm lành các tế bào, kích thích tế bào hoạt động bình thường mà không gây hại cho cơ thể.
"Chúng tôi cũng đang tiến hành nghiên cứu liệu pháp này trên 200.000 người có vết thương mãn tính. Kết quả thử nghiệm ban đầu đang có chiều hướng rất tốt. 
Chúng tôi vô cùng hi vọng vào công nghệ này sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị và là một bước tiến giúp y học phát triển".


Thuốc kháng viêm không steroid có thể gây đột quỵ

Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa tăng cường cảnh báo các thuốc kháng viêm không steroid không có aspirin (NSAID) có thể gây các cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Các thuốc kháng viêm không steroid không có aspirin (ibuprofen, indomethacin, naproxen, piroxicam, diclofenac, celecoxib, nimesulid) rất thường được sử dụng trong kháng viêm, giảm đau và hạ sốt với các trường hợp đau đầu, cúm, cảm lạnh, đau bụng kinh hay viêm khớp...
Bệnh nhân có thể tự mua các thuốc này sử dụng không cần toa bác sĩ. FDA khuyến cáo bệnh nhân và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên cảnh giác với tác dụng phụ liên quan đến tim trong thời gian sử dụng NSAID.
Bệnh nhân đang dùng NSAID nên đến bác sĩ khám ngay lập tức nếu xảy ra các triệu chứng như đau ngực, khó thở, yếu một phần trong cơ thể hay nói lắp.
Cụ thể, theo FDA:
- Khi sử dụng một thuốc NSAID, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ có thể xảy ra sớm nhất vào tuần đầu tiên. Các nguy cơ này có thể gia tăng theo thời gian sử dụng các NSAID lâu hơn.
- Nguy cơ xuất hiện nhiều hơn khi liều dùng NSAID cao hơn.
- Nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ là như nhau cho các NSAID và cho tất cả bệnh nhân.
- NSAID có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ ở những bệnh nhân có hoặc không có bệnh tim hay yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim.
Nhìn chung, bệnh nhân đang bị bệnh tim hoặc có yếu tố nguy cơ cho bệnh tim thường có khả năng bị lên cơn nhồi máu cơ tim hoặc bị đột quỵ sau khi dùng NSAID so với người không có các yếu tố nguy cơ.
Các nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ do NSAIDs có thể dẫn đến tử vong được mô tả lần đầu tiên vào năm 2005.


Phát hiện "công tắc" giúp ung thư di căn

Các nhà khoa học đã nhận diện được một phân tử then chốt giúp ung thư có thể di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể, mở ra những phương pháp chữa trị ung thư mới.

Ung thư là một căn bệnh sống dựa vào sự phát triển của tế bào. Trong hầu hết các trường hợp, các khối u chỉ trở nên nguy hiểm chết người một khi chúng đã di căn hoặc lan truyền từ vị trí ban đầu tới những phần khác trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu đến từ ĐH Thomas Jefferson (Mỹ) hiện tuyên bố, họ vừa khám phá ra một phân tử đơn lẻ, dường như là "yếu tố then chốt" thúc đẩy sự di căn ở bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

GS.TS Karen Knudsen, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Tìm ra một cách tạm dừng hoặc ngăn chặn sự di căn ung thư đã được chứng minh là rất khó. Chúng tôi phát hiện, một phân tử có tên gọi DNA-PKcs có thể mang tới một phương tiện triệt hạ những con đường phát triển chính yếu, kiểm soát sự di căn trước khi quá trình này bắt đầu".

Sự di căn được coi là giai đoạn cuối của ung thư. Khối u trải qua hàng loạt thay đổi về ADN - đột biến - khiến các tế bào di động hơn, cho phép chúng xâm nhập vào đường máu. Các tế bào cũng trở nên "nhớt dính" hơn, giúp chúng neo bám vào các vị trí mới, chẳng hạn như xương, phổi, gan hoặc não.

Những quá trình dẫn đến sự di căn rất phức tạp, bao gồm nhiều chuỗi phản ứng hóa sinh khác nhau, nhưng nghiên cứu mới chỉ ra rằng, chỉ một phân tử nằm ở vị trí cội rễ của rất nhiều trong số chúng. Phân tử đó là DNA-PKcs, một kinaza sửa chữa ADN.
 - 1
Phân tử DNA-PKcs được phát hiện giữ vai trò then chốt trong việc kích hoạt các khối u ung thư di căn khắp cơ thể. Ảnh minh họa: Corbis
Kinaza là một dang enzym chuyên tái gắn các dải ADN bị đứt gãy hoặc đột biến trong một tế bào ung thư, đóng vai trò như chất keo đối với nhiều mảnh đứt vỡ của ADN, do đó duy trì sự sống cho một tế bào thông thường cần phải tự hủy.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy, DNA-PKcs có liên quan đến việc kháng điều trị ở bệnh ung thư tuyến tiền liệt, một phần vì nó sẽ sửa chữa các tổn thương thường đe dọa sự sinh tồn của các khối u, do xạ trị và các phương pháp chữa trị khác gây ra.

Trong nghiên cứu mới, GS Knudsen và các cộng sự khám phá ra rằng, DNA-PKcs còn có các vai trò khác, vươn xa hơn ở bệnh ung thư: đảm nhận vị trí điều phối then chốt của một mạng lưới kích hoạt toàn bộ các quá trình di căn. 
Đặc biệt, DNA-PKcs điều biến một enzym khác, cho phép nhiều tế bào ung thư trở nên di động cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình trọng yếu khác như sự di trú và xâm nhập tế bào.

Thông qua các thử nghiệm ở chuột mang bệnh giống ung thư tuyến tiền liệt ở người, nhóm của GS Knudsen chứng minh, họ có thể vô hiệu hóa sự di căn của các khối u ác tính bằng cách sử dụng các yếu tố ức chế sự sản sinh hoặc hoạt động chức năng của DNA-PKcs. Ngoài ra, chất ức chế DNA-PKcs cũng làm giảm quy mô khối u nói chung ở các vị trí di căn.

Khi phân tích các mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy, sự gia tăng lượng kinaza DNA-PKcs là dấu hiệu mạnh mẽ giúp phỏng đoán các quá trình di căn đang phát triển và kết quả điều trị kém.

Các nhà nghiên cứu hy vọng, khám phá mới sẽ giúp họ đạt được mục tiêu phát triển một loại thuốc có thể ngăn chặn các khối u ung thư tuyến tiền liệt lây lan. Nhóm cũng kỳ vọng, khám phá rốt cuộc sẽ mở đường cho sự ra đời của những phương pháp điều trị hiệu quả mới đối với các dạng ung thư khác.


Chảy máu não do dùng chung thuốc trầm cảm và giảm đau?

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Hàn Quốc phát hiện, uống kết hợp aspirin, ibuprofen và các thuốc giảm đau phổ biến khác với thuốc chữa trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, chảy máu não.
Nghiên cứu này được thực hiện với quy mô lớn trên 4 triệu người, phát hiện ra rằng những người uống cùng lúc hai loại thuốc trên gần như tăng gấp 4 lần khả năng bị xuất huyết não so với những người chỉ dùng 1 trong 2 loại thuốc này.
Chay mau nao do dung chung thuoc tram cam va giam dau?
Uống kết hợp aspirin, ibuprofen và các thuốc giảm đau phổ biến khác với thuốc chữa trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, chảy máu não
Xuất huyết não hay còn gọi là chảy máu não là một trong những nguyên nhân chính của đột quỵ và có thể gây tử vong, đặc biệt là ở nam giới.
Đồng thời, thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng cảnh báo các bác sĩ cần nhận thức rõ vấn đề này, đồng thời kiểm tra tiền sử bệnh của bệnh nhân theo quy định để tránh hậu quả đáng tiếc.
Thực tế, những cơn đau mãn tính là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm, do vậy, không ít người dùng cùng lúc thuốc giảm đau và thuốc chữa trầm cảm mà không biết nguy hiểm đang rình rập họ. 

Cảnh báo này cũng được đưa ra do hiện tại có nhiều loại thuốc giảm đau không kê toa, người dùng có thể mua tự do ở các hiệu thuốc.
Nghiên cứu trước đó cũng phát hiện, một số loại thuốc chống trầm cảm đặc biệt là loại thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin - SSRI (fluoxetin, fluoxamin, sertralin, paroxetin, citalopram...) có tác dụng làm tăng lượng serotonin trong synap do đó làm cải thiện rất hiệu quả trạng thái trầm cảm.

Một số thuốc giảm đau có chứa tramadol hydrochloride cũng có thể có tác dụng tương tự.
Khi dùng chung SSRI với tramadol thì chúng sẽ cộng hợp cùng chiều làm tăng lượng serotonin quá mức gây hội chứng serotonin. 

Nếu dùng liều cao hai loại thuốc này có thể gây kích động, làm nhiệt độ cơ thể cao, nhịp tim đập nhanh hơn và thở gấp.

Viêm gan C: biết thường đã muộn

Không được biết nhiều như viêm gan siêu vi B, nhưng viêm gan siêu vi C lại đáng sợ hơn vì phần lớn bệnh diễn ra âm thầm.

Sau khi nhiễm siêu vi C, 55 - 85% người bệnh chuyển sang viêm gan mạn, trong số này 15 - 20% bị xơ gan, 5% bị ung thư gan trong 20 năm sau đó.
Không tin mắc bệnh
Chiều 10/7, tại khoa khám bệnh theo yêu cầu BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, BS.CKII Lê Thanh Phuông thoáng buồn khi nhìn kết quả siêu âm gan của bà N.T.X, 62 tuổi, đến từ Tiền Giang.
"Bác có biết mình bị viêm gan C giờ chuyển sang u gan không?", BS Phuông hỏi. Bà X. trả lời: "Cách đây năm năm, tôi chữa viêm gan vài tháng rồi bỏ, không ngờ giờ đây bị lại. Liệu đây có phải là u ác tính không, thưa bác sĩ?" "Tôi gửi bác sang BV Chợ Rẫy, ở đó bác sĩ làm thêm xét nghiệm và trả lời. Nhưng tôi linh tính đây là chuyện không lành", BS Phuông nhận định. Ông nói với tôi: "Nguy hiểm nhất của viêm gan C là phần lớn bệnh nhân khi biết thì đã muộn".
Bà X. không phải cá biệt. Ngồi chờ trước phòng khám số 4, T.T.B, 54 tuổi, từ huyện Chợ Mới (An Giang), nói: "Tôi không biết viêm gan C là gì. Năm trước xét nghiệm máu, bác sĩ nói tôi mắc bệnh, tôi ngạc nhiên vì trong người chẳng có triệu chứng gì. Nhưng còn may, vì gan mới bị xơ nhẹ".
Là một căn bệnh mới được y học nhận diện từ thập niên 1990, nên cũng dễ hiểu khi viêm gan C không được người dân biết nhiều. So với viêm gan B, viêm gan C không "đình đám" vì chưa có vắcxin phòng ngừa. 
Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO), cả thế giới có 150 - 200 triệu người mang siêu vi C mạn tính và mỗi năm cứ 100.000 người có 1 - 3 người mới mắc bệnh.
PGS.TS.BS Cao Minh Nga, trưởng bộ môn vi sinh, ĐH Y dược TPHCM, cho tôi một so sánh giữa viêm gan B và C: "Ở nước ta tỷ lệ mắc trong cộng đồng (5 - 9%) thấp hơn viêm gan B (10 - 15%), tưởng chừng viêm gan C không nguy hiểm, nhưng thực tế nó có một số khía cạnh đáng lo hơn vì không có vắcxin phòng ngừa, tỷ lệ diễn tiến xa nhiều hơn, triệu chứng thường âm thầm hơn. Hiếm khi người ta nói đến viêm gan C cấp, nghĩa là bệnh phát ra "ồn ào", ai cũng thấy được"
Cảnh giác đường lây truyền
Theo BS Nga, cả ba bệnh HIV/AIDS, viêm gan B và C đều có những đường lây giống nhau là truyền máu, tiêm chích ma tuý, tình dục, mẹ sang con… nhưng mỗi bệnh có một đường lây ưu thế. 
Với HIV/AIDS là đường tình dục và tiêm chích ma tuý, viêm gan B là từ mẹ sang con, còn viêm gan C là qua đường máu. Nhưng trong viêm gan C, người ta còn lưu ý một số cách lây nhiễm là do châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng hay dao cạo râu với bệnh nhân.
Đường lây nhiễm viêm gan C trong bệnh viện cũng đáng quan tâm như phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật nội soi, sinh thiết, chữa răng khi nhân viên y tế sử dụng dụng cụ không tiệt trùng đầy đủ.
Cũng chiều 10/7, tại BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, tôi có dịp nghe anh N.T.H, 38 tuổi, đến từ Khánh Hoà, chia sẻ: "Năm trước đi khám sức khoẻ định kỳ tôi mới biết mình bị viêm gan C. Sử dụng phác đồ điều trị tốt nhất, lần này tôi vào khám lần cuối vì bác sĩ nói tôi đã hết bệnh". "Anh biết mình lây qua đường nào không?", tôi hỏi. H. trả lời: "Tôi sống lành mạnh và chưa truyền máu lần nào. Tôi nghĩ mình lây bệnh sau lần nội soi bao tử hồi năm 2012. Nhưng xem như xui xẻo, giờ trách ai được".
"Khoảng 20 - 40% bệnh nhân viêm gan C không ghi nhận đường lây rõ ràng", BS Phuông nói sau khi khám xong một trường hợp bé gái 12 tuổi mắc viêm gan C. "Trường hợp này tôi hỏi kỹ, bé không lây qua đường mẹ con".
Do phần lớn người nhiễm siêu vi C không hay biết mình bị bệnh vì không có triệu chứng gì, nên để biết có bị hay không, nhà chuyên môn khuyên người dân nên tầm soát bệnh định kỳ hàng năm.
Còn khi mắc bệnh, bệnh nhân cũng nên đến bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi định kỳ tình trạng sức khoẻ của gan bằng cách làm một số xét nghiệm về gan như men gan. 
Đáng lưu ý là trong viêm gan C mạn tính, men gan có thể thay đổi bất thường khi tăng cao, khi giảm về mức bình thường, nên nếu thấy men gan bình thường không có nghĩa là bệnh đã khỏi mà phải theo dõi mỗi tháng, ít nhất ba lần liên tục mới có thể đánh giá chính xác.
Bệnh nhân viêm gan C không nên uống rượu
Nhiều nghiên cứu cho thấy uống rượu khi bị viêm gan C sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khoẻ. Nghiên cứu năm 1997 đăng trên Lancet cho thấy dùng 50g rượu/ngày sẽ làm tăng nguy cơ xơ gan cổ chướng. 
Nghiên cứu năm 2000 công bố trên JAMA cũng cho thấy uống ba ly rượu hay nhiều hơn mỗi ngày sẽ khiến gan dễ xơ. Ngoài ra rượu cũng làm giảm hiệu quả điều trị của Interferon, khiến bệnh khó chữa hơn.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Justin Bieber, Gold Price in India